Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

"Ebola kinh tế" trong ngành cơ khí

"Ebola kinh tế" trong ngành cơ khí là gì?

Ngành cơ khí Việt Nam nói chung và ngành gia công cơ khí nói riêng, từng có thời lừng danh với rất nhiều DN tên tuổi, đất nước hàng năm phải nhập khẩu hơn 20 tỷ USD linh kiện, phụ tùng cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp. Ngành nông nghiệp nước nhà, hàng năm đứng vào diện Top xuất khẩu nhiều nông sản, vậy mà để đáp ứng nhu cầu ngành chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu 6 tỷ USD nguyên liệu làm thức ăn...

>>>> Các lĩnh vực công nghiệp của VN cần nhiều phát triển

TS. Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện Khoa học quản trị DNNVV (SISME) trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.

Gần đây, tranh cãi quanh chuyện năng lực DN Việt dấy lên với nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông, chuyện không làm nổi cái ốc vít hay trò Flappy Bird từng đình đám thế giới có thể đại diện góc nhìn về công nghệ Việt hiện nay?

Thật khó tự xếp hạng, khi mà phần lớn DN chúng ta sống nhờ chủ yếu vào gia công cho nước ngoài. Hầu hết nguyên liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị đều phụ thuộc hàng nhập ngoại. Ngành cơ khí Việt Nam từng có thời lừng danh với rất nhiều DN tên tuổi, mà do chính sách sai lầm, bỏ mặc họ khiến đất nước hàng năm phải nhập khẩu hơn 20 tỷ USD linh kiện, phụ tùng cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp.


Phát triển công nghiệp hỗ trợ giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xuất khẩu

Ngành nông nghiệp nước nhà, hàng năm đứng vào diện Top xuất khẩu nhiều nông sản, vậy mà để đáp ứng nhu cầu ngành chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu 6 tỷ USD nguyên liệu làm thức ăn...  Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nông nghiệp nước nhà vẫn loay hoay giải bài toán về công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến “sâu” các sản phẩm nông nghiệp.

Tập đoàn Samsung vào Việt Nam đã lâu, mới đây đạt kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 3 lần trong vòng 4 năm sản xuất, lắp ráp điện thoại, máy tính bảng. Giá thành mỗi máy tính bảng iPad chỉ khoảng 700 USD, trong đó phía nhân công người Việt chỉ được hưởng có 10 USD. Bởi lẽ, phần lớn linh kiện, phụ tùng kể cả bao bì... đều do các công ty vệ tinh đến từ các nước được Samsung lựa chọn.

Tất cả cho thấy, phát triển công nghiệp hỗ trợ mang lại lợi ích rất lớn, ở chỗ vừa giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xuất khẩu, mở ra triển vọng thực hiện tốt các cam kết tại nhiều hiệp định thương mại quốc tế, giành lại phần lớn giá trị gia tăng lâu nay chưa có được trên mỗi đồng kim ngạch xuất khẩu, vừa cải thiện về thực chất cán cân thương mại…

Người ta cũng nói đến con số gần 80% công nghệ ở các DN từ thập niên 1990 và hết khấu hao, thưa ông?

Áp lực đổi mới, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thay thế, đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo về tăng trưởng xanh, sản phẩm sạch, thân thiện môi trường... rõ ràng là ngày càng lớn đối với các DNNVV.

Cùng với yêu cầu tăng năng suất lao động, giúp giảm giá thành sản phẩm, thì khoa học và công nghệ còn giúp DN tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trên dòng sản phẩm. Đó cũng là cú huých cực mạnh buộc họ phải nâng cao năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh, tạo lập chỗ đứng vững vàng trên thị trường.

Suốt 5 năm nay, Chính phủ kiên trì với chủ trương định hướng DN sản xuất “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt” cũng nhằm mục đích thông qua cơ chế thị trường và thách thức hội nhập buộc các DN phải khẩn trương đổi mới công nghệ sản xuất. Mặc dù đối với phần lớn các DN đây là sự đòi hỏi đầu tư khá tốn kém, nhưng không có cách nào khác, hoặc là tồn tại, tiến lên phía trước, hoặc là chấp nhận thất bại, thậm chí thua ngay trên sân nhà.

Một mặt, cần khẩn trương kiện toàn hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ có điều kiện đối với DN. Mặt khác, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển sang mô hình phát triển kinh tế về chiều sâu chủ yếu dựa vào đổi mới khoa học và công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Cuối cùng, kiên quyết thực hiện các cam kết theo đúng tiến trình hội nhập thể hiện ở các hiệp định thương mại, đầu tư đã và sẽ tiếp tục ký kết ở cấp độ khu vực và thế giới.

Nhưng khó khăn là, như nhiều người nói, tư duy “chộp giật”, “đánh quả” khiến DN Việt không thể vươn ra thế giới?

Tôi nghĩ đâu đó có tư duy “chộp giật”, “đánh quả” trong làm ăn kinh tế thì cũng chỉ là hiện tượng nhất thời, dạng như dịch bệnh “Ebola kinh tế” phản ánh mặt trái của cơ chế thị trường thời mở cửa. Chính cơ chế quản lý lỏng lẻo, nhóm lợi ích sinh sôi, nạn tham nhũng hoành hành mới tạo dư địa cho hàng loạt các DN “sân sau, cánh hẩu” kiếm lợi dễ dàng, giàu bốc lên nhanh chóng liên quan đến thị trường BĐS, khai thác khoáng sản, ngân hàng, chứng khoán... Chứ đa số DN, doanh nhân Việt Nam nói chung, các DNNVV nói riêng đều làm ăn căn cơ, đàng hoàng, chấp hành tốt luật pháp và rất có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Điều muốn nói ở đây chính là sự nỗ lực tự vươn lên, bay cao, bay xa trên chính “đôi cánh” của mình ở khá nhiều DN chưa phải là rõ rệt và phổ biến. Bên cạnh số ít DN, doanh nhân thành đạt, có được thương hiệu… thì vẫn còn nhiều DN tên tuổi dần “chìm nghỉm” trên thương trường, không tự lớn lên được do hạn chế năng lực quản trị và chưa có chiến lược phát triển đúng đắn. Đây cũng chính là trách nhiệm của các cơ quan quản lý DN, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc đủ mọi lĩnh vực...

Ngoài góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN và quản lý dẫn dắt sự phát triển đúng hướng còn phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ “đúng nơi, đúng chỗ”, kịp thời giúp các DNNVV thực sự có tiềm năng, có khả năng vượt qua khó khăn, hạn chế nhất thời để phát triển tốt hơn.

Ông có nói đến quản trị, chiến lược, chính sách hỗ trợ. Đó là vấn đề con người, tầm nhìn?

Vấn đề nguồn nhân lực và trình độ quản lý ở các DNNVV cũng còn nhiều hạn chế. Đây là thách thức lớn về nâng cao hiệu quả quản trị DN và năng lực cạnh tranh của khu vực này. Tính tuân thủ pháp luật, minh bạch chế độ báo cáo tài chính, kế toán chưa cao, khả năng ứng phó biến đổi thị trường yếu, chậm cải tiến, đổi mới nâng cao kỹ thuật công nghệ, mẫu mã, chủng loại, chất lượng sản phẩm còn rất lâu mới theo kịp hàng ngoại... đều bắt nguồn từ trình độ quản lý DN.

Mà trong đó chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển khu vực DNNVV là vấn đề đáng lo ngại. Đây cũng là lý do chủ yếu khiến khu vực DNNVV tuy đông mà vẫn yếu.

Sự phát triển thụt lùi, “nhỏ hóa” về quy mô, tụt bậc các chỉ số về năng lực cạnh tranh của khu vực DNNVV làm suy giảm không ít niềm tin ở các đối tác, bạn hàng làm ăn lớn và chuyên nghiệp, trong đó có giới tài chính, ngân hàng, dầu khí, viễn thông, hàng không, bán lẻ hàng tiêu dùng nhìn chung đã có bước tiến khá dài theo cơ chế thị trường.

Đặc biệt trước cơ hội và thách thức lớn của tiến trình hội nhập sắp tới thì những điểm hạn chế này nếu không khắc phục kịp thời sẽ là nguy cơ lớn không chỉ khu vực DNNVV mà còn là nền kinh tế đất nước.

Xin cảm ơn ông!

Công ty gia công cơ khí chính xác Duy Thịnh trích từ Đức Hiền(thoibaonganhang.vn)

The Author

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Morbi eu sem ultrices, porttitor mi eu, euismod ante. Maecenas vitae velit dignissim velit rutrum gravida sit amet eget risus. Donec sit amet mollis nisi, nec commodo est.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét