Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, các Sở: Xây dựng, QH - KT, KH&ĐT, TN&MT, GTVT, Cục Thuế, Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã tùy vào chức năng của mình phải tiến hành rà soát tổng thể các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn TP. Trong quá trình rà soát, phải tập trung làm rõ tiến độ và sự chấp hành của các chủ đầu tư trong việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị, khu căn hộ chung cư, báo cáo về UBND TP trong tháng 4/2015.
Chung cư Bắc Hà Tower trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng
UBND TP cũng yêu cầu các cơ quan nói trên, khi tiến hành thủ tục cấp phép đầu tư, chấp thuận dự án phải nghiêm túc thẩm tra hồ sơ, xác định tiến độ cụ thể của dự án hạ tầng kỹ thuật - xã hội cũng như phương thức và cơ chế đầu tư các hạng mục này.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu, khi đề xuất xem xét lựa chọn nhà đầu tư các dự án mới, các sở, ngành không đề xuất các nhà đầu tư kém năng lực, cố tình không thực hiện hoặc chậm tiến độ đầu tư các công trình hạ tầng theo tiến độ dự án đã được chấp thuận. Việc đầu tư hạ tầng đồng bộ là vấn đề được TP đánh giá hết sức quan trọng và đã có nhiều văn bản chỉ đạo, song tiến độ thực hiện trên thực tế vẫn còn chậm.
>>> Dự án sắp ra mắt: dự án Opal Riverside
Cùng với đó, Sở KH&ĐT khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan, các quận, huyện rà soát, lập danh mục kế hoạch đầu tư các công trình khớp nối các công trình hạ tầng của các dự án nhà ở, khu đô thị với khu vực xung quanh của TP; cùng Sở Tài chính cân đối nguồn vốn để thực hiện các công trình này. TP cũng yêu cầu, Sở KH&ĐT phối hợp với Sở GD&ĐT xác định tổng thể danh mục các cơ sở giáo dục đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ngoài ngân sách (xã hội hóa) tại các khu đô thị, khu nhà ở; đề xuất kế hoạch bố trí vốn ngân sách và kêu gọi, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư.
Tỷ lệ GPMB là tiêu chí quan trọng
>>> Dự án căn hộ đang hot: Căn hộ Saigonres Plaza
Theo số liệu của năm 2014 về việc rà soát tổng thể các dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở trên địa bàn TP, trong số 859 dự án được rà soát, có 777 dự án với diện tích hơn 2.190ha là nằm trong danh mục các dự án theo kế hoạch của TP. Có 82 dự án được các cơ quan thẩm quyền và quận, huyện bổ sung. Đáng chú ý, trong số các dự án rà soát nói trên, có đến 352 dự án với diện tích hơn 1.400ha có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, chưa hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, thuê đất… Trong đó có 157 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai như không sử dụng đất trong 12 tháng liền, sử dụng sai mục đích hoặc cho thuê, chuyển nhượng trái quy định; 53 dự án chậm tiến độ 24 tháng; có 35 dự án vướng mắc trong bồi thường, GPMB…
Theo đánh giá của UBND TP, mặc dù số lượng dự án nhiều như vậy, song từ năm 2006 đến 2009, Sở Xây dựng mỗi năm chỉ kiểm tra 2 dự án. Đến năm 2012: 30 dự án, 2013: 17 dự án, năm 2014 khoảng 30 dự án. Việc kiểm tra, thanh tra của đoàn công tác liên ngành cũng hạn chế, không thường xuyên, chậm phát hiện các sai phạm, xử lý sai phạm chưa nghiêm, chưa triệt để.
>>> Dự án căn hộ đang hot: Chung cu Opal Riverside
Theo thông tin từ Sở Xây dựng, Sở đang thực hiện chỉ đạo của TP về việc rà soát các dự án. Qua đó, đề xuất xử lý với các dự án giao đất mà không triển khai, dự án giao đất nhưng chậm 24 tháng. Có nhiều nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, nên Sở Xây dựng sẽ làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ của từng dự án cụ thể, từ đó, có đề xuất phương án xử lý, gia hạn, thu hồi hoặc tạm dừng. Các dự án sẽ được phân loại để đưa vào danh sách tiếp tục triển khai, phải điều chỉnh để triển khai hoặc phải tạm dừng. Việc phân loại được dựa trên nhiều tiêu chí, tuy nhiên tiến độ GPMB là tiêu chí quan trọng, dự án chưa GPMB hoặc GPMB dưới 30% sẽ phải tạm dừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét